Facebook

Logo trang

Bán giầy hà nội phương trinh giầy thể thao nữ

Ảnh minh họa. Nguồn: internet Nghị định 24 quy định về quản lý thị trường vàng đã làm thay đổi căn bản cách thức quản lý thị trường vàng của Ngân hàng Nhà nước. Cùng với việc bãi bỏ chính sách cho phép các tổ chức tín dụng được huy động vàng từ người dân, có trả lãi - vốn đã bị không ít tổ chức tín dụng lợi dụng bằng nhiều cách như: bán vàng thu tiền đồng, cho vay vàng với lãi suất cao ngất, Ngân hàng Nhà nước tăng cường quản lý việc lưu hành vàng miếng bằng cách giành độc quyền sản xuất vàng miếng mang thương hiệu quốc gia SJC. Những động thái này đã giúp ngăn chặn được cái van ngầm vẫn thông nhau giữa thị trường ngoại tệ và thị trường vàng, từng khiến cho cặp đôi vàng - đô la nhiều lần lồng lên như đôi ngựa bất kham. Khi cái van ngầm này chưa bị chặn đứng, các giải pháp khác của chính sách tiền tệ bị cặp ngựa chứng này vô hiệu hóa, khiến cho tỷ giá hỗn loạn; lạm phát gia tăng, giá vàng nhảy múa. Nghị định 24 ra đời khắc phục những bất cập này. Cơ chế đấu thầu vàng công khai, minh bạch theo đúng tinh thần của thị trường được thực hiện đã phát huy tác dụng, đưa giá vàng từ 45 triệu đồng/1 lượng xuống còn 37,2 triệu đồng/1 lượng, và sẽ còn tiếp tục xuống nữa. Bằng cơ chế độc quyền dập vàng miếng, Ngân hàng Nhà nước đã góp phần quan trọng để làm giảm tình trạng buôn lậu vàng, hạn chế tình trạng vàng hóa, đô la hóa đã có lúc tác oai tác quái khiến cơ quan quản lý nhà nước tưởng chừng bó tay. Tất cả những kết quả này đã góp phần ổn định thị trường tiền tệ, thị trường tỷ giá và thị trường vàng trong nước, đóng góp vào tiến trình kiềm chế lạm phát, giúp các chính sách tín dụng được hỗ trợ tích cực nhằm giảm dần mức lãi suất cả huy động và cho vay. Tuy nhiên, Nghị định 24 cũng quy định “vào thời điểm thích hợp, Ngân hàng Nhà nước cấp phép cho doanh nghiệp có giấy phép kinh doanh vàng được nhập vàng nguyên liệu để sản xuất hàng trang sức…” Nay, Hiệp hội các nhà kinh doanh vàng đã chính thức gửi văn bản kiến nghị Ngân hàng Nhà nướác thực hiện điều khoản này. Về nguyên tắc, việc cho phép các doanh nghiệp được nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất hàng trang sức sẽ giúp phát triển nghề kỹ nghệ kim hoàn ở nước ta, tạo công ăn việc làm cho lao động thủ công có tay nghề giỏi và đáp ứng nhu cầu sử dụng trang sức của người dân. Bên cạnh đó, có thể còn giúp xuất khẩu mặt hàng trang sức mỹ nghệ ra thị trường quốc tế, khẳng định tay nghề tài hoa và tinh xảo của thợ thủ công Việt Nam. Tuy nhiên, trong bối cảnh thị trường vàng đặc biệt nhạy cảm như thời gian qua, nhất là khi hiệu quả của các chính sách quản lý nhà nước về vàng mới được tái lập nhưng chưa được củng cố, thì việc cân nhắc nên cho nhập khẩu vàng nguyên liệu trong giai đoạn này hay không, rất cần được xem xét thận trọng. Thực tế mặc dù Hiệp hội đã gửi văn bản kiến nghị, nhưng đến nay vẫn chưa có doanh nghiệp nào hội đủ các tiêu chuẩn để được nhập vàng nguyên liệu sản xuất hàng trang sức như quy định của pháp luật. Đặc biệt, khi mà trên thị trường vẫn đang lưu hành nhiều loại vàng miếng khác nhãn hiệu SJC, chưa được Ngân hàng Nhà nước quản lý độc quyền, thì việc cho nhập khẩu vàng nguyên liệu cũng có thể dẫn đến tình trạng không sử dụng để sản xuất hàng trang sức như mục đích cấp phép. Điều này có thể gây tác động tiêu cực đến mục tiêu bình ổn thị trường vàng và thu hẹp khoảng cách giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới. Vì vậy, thời điểm và số lượng vàng cho nhập là những yếu tố cần phải cân nhắc kỹ. Bên cạnh đó, biện pháp nào để quản lý việc thực hiện nhập khẩu vàng nguyên liệu về và được sử dụng đúng mục đích cũng cần được xây dựng, để vẫn có thể thực hiện đầy đủ Nghị định 24 về quản lý thị trường vàng và vẫn đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp. Theo daibieunhandan.Vn

Có nên cho doanh nghiệp nhập khẩu vàng hay không?

Sáng nay, giá vàng trong nước dao động không lớn, hiện, giá vàng SJC tại Hà Nội giao dịch ở mức 37,02 - 37,44 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra); tại TPHCM ở 37,02 - 37,42 triệu đồng/lượng. So với đầu giờ sáng, giá vàng giảm 80 nghìn đồng/lượng cả chiều mua vào bán ra. Nếu so với cuối ngày hôm qua, giá vàng đã giảm 130 nghìn đồng/lượng. Chênh lệch giữa giá mua bán thu hẹp lại kéo dãn ra 400 nghìn đồng/lượng, tăng 100 nghìn đồng so với phiên hôm qua. Trên thị trường thế giới, giá vàng tăng do đồng USD yếu làm tăng nhu cầu mua vàng như một tài sản thay thế. Trên sàn Comex, giá vàng giao tháng 12 tăng 0,2% chốt phiên tại 1.285,3 USD/oz. Trước đó, giá có lúc xuống thấp còn 1.271,8 USD/oz, thấp nhất kể tùe 17/7. Giá vàng giao dịch kỳ hạn đã giảm 6 phiên liên tiếp trước đó, mạch giảm dài ngày nhất 11 tuần. Trên sàn Kitco, giá vàng giao ngay đứng tại 1.292,9 USD/oz, cao hơn đóng cửa phiên trước khoảng 10 USD/oz. Quy đổi theo tỷ giá Vietcombank hôm nay, giá vàng thế giới hiện thấp hơn vàng trong nước khoảng 4,48 triệu đồng/lượng, thấp hơn đầu giờ sáng qua. Nguồn Dân Việt

Cơ hội vay vốn lãi suất 0%

Đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, thủ đoạn phạm tội tinh vi, lại liên quan đến một số người giữ vị trí quan trọng của ngân hàng được dư luận quan tâm, theo dõi trong một thời gian dài. Sau gần 1 năm điều tra, đến nay, vụ án Bầu Kiên đã kết thúc điều tra, chuyển sang VKS truy tố các bị can trước pháp luật. Những chiêu "lách luật" của ông trùm tài phiệt Có một điều mà nhiều bạn đọc và ngay cả chúng tôi, những nhà báo theo dõi mảng nội chính vẫn thắc mắc tự hỏi là tại sao, ở thời điểm khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên), ông ta không có tên trong Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng ACB; tức là không đại diện cho chủ sở hữu của ngân hàng này, nhưng lại có một quyền lực ghê gớm, có thể sai khiến, chỉ đạo cả Chủ tịch HĐQT lẫn Tổng Giám đốc Ngân hàng ACB? Quá trình điều tra, đến nay, câu hỏi này đã được giải đáp. Năm 1993, Nguyễn Đức Kiên là cổ đông góp vốn lớn của Ngân hàng ACB và sau đó đã giữ chức vụ Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng này từ năm 1994 đến năm 2008. Trong thời gian làm việc tại Ngân hàng ACB, bầu Kiên tham gia quản trị, điều hành ngân hàng với nhiều vị trí khác nhau, có ảnh hưởng, chỉ đạo và quyết định nhiều hoạt động kinh doanh của Ngân hàng ACB. Là người am hiểu về ngân hàng tài chính và biết "lách luật", Kiên biết, nếu có tên trong HĐQT tại Ngân hàng ACB sẽ bị hạn chế vay vốn từ ngân hàng này, hạn chế việc sở hữu chéo tại nhiều ngân hàng thương mại cổ phần và hạn chế nhiều hoạt động kinh doanh riêng khác. Vì vậy, để thỏa mãn mục đích của bản thân muốn thành lập nhiều công ty gia đình để hoạt động thao túng, chi phối lĩnh vực tài chính, chứng khoán và để đầu tư cổ phần vào nhiều ngân hàng khác nhau, bầu Kiên đã rút tên khỏi HĐQT Ngân hàng ACB. Tuy nhiên, để tiếp tục duy trì sự ảnh hưởng, có quyền chỉ đạo điều hành hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng ACB, trước khi rút khỏi HĐQT, bầu Kiên đã đề nghị HĐQT ngân hàng này ra nghị quyết thành lập và phê chuẩn qui chế làm việc Hội đồng sáng lập Ngân hàng ACB do Kiên làm Phó chủ tịch. Thực tế, Hội đồng sáng lập không có trong cơ cấu một tổ chức ngân hàng, không được pháp luật thừa nhận, nó chỉ là cách "lách luật" để bầu Kiên có thể "vừa đá bóng, vừa thổi còi". Nguyễn Đức Kiên (X) và một số bị can trong vụ án. Ngoài ra, với tư duy "cáo già" của một ông trùm tài phiệt, có hiểu biết sâu về lĩnh vực tài chính, ngân hàng, Kiên đã lợi dụng những sơ hở, thiếu sót trong phát hành trái phiếu doanh nghiệp, các qui định của ngân hàng nhà nước về kinh doanh vàng, qui định về cơ chế điều hành lãi suất trong từng thời điểm... Để thực hiện hành vi phạm tội. Đối với một số hành vi thao túng chứng khoán, sở hữu chéo các ngân hàng, nhưng chưa được pháp luật điều chỉnh nên cơ quan điều tra chỉ xử lý Kiên được 4 tội danh như nêu trên. Có hàng nghìn tỷ vẫn... Lừa đảo Sau khi rút tên khỏi HĐQT Ngân hàng ACB, bầu Kiên đã thành lập 5 công ty, gồm: Công ty cổ phần Tập đoàn Tài chính Á Châu (Công ty AFG); Công ty cổ phần Đầu tư ACB Hà Nội (Công ty ACBI); Công ty cổ phần Đầu tư Á Châu (Công ty ACI); Công ty TNHH đầu tư tài chính Á châu Hà Nội (Công ty ACI-HN) và Công ty CP đầu tư thương mại B & B (Công ty B & B). Trong đó, Nguyễn Đức Kiên làm Chủ tịch HĐQT của 4 Công ty B & B, AFG, ACBI, ACI và Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty ACI-HN. Mặc dù các công ty do bầu Kiên thành lập không được Nhà nước cấp phép kinh doanh tài chính, nhưng bầu Kiên đã chỉ đạo 5 công ty trên sử dụng hơn 9.700 tỷ đồng từ vốn điều lệ, tiền huy động và tiền thu được từ việc phát hành trái phiếu bán cho các ngân hàng. Để nâng giá trị cổ phiếu Ngân hàng ACB, bầu Kiên và Thường trực HĐQT Ngân hàng này đã ra chủ trương cấp tiền cho Công ty ACBS là công ty chứng khoán do Ngân hàng ACB sở hữu 100% vốn điều lệ để mua cổ phiếu Ngân hàng ACB. Bằng nhiều thủ đoạn "lách luật", bầu Kiên và Thường trực HĐQT Ngân hàng đã chỉ đạo Ngân hàng ACB cấp cho Công ty ACBS 1.500 tỷ đồng cùng vốn tự có, Công ty ACBS đã chuyển cho các Công ty ACI, ACI-HN tổng số tiền hơn 1.557 tỷ đồng để đứng tên mua hộ hơn 52,5 triệu cổ phiếu ACB, đến nay mới thu về hơn 364 tỷ tiền gốc, còn lại 1.193 tỷ đồng chưa thu về, trong khi số cổ phiếu Ngân hàng ACB còn lại là hơn 19,5 triệu cổ phiếu, bị mất 32,9 triệu cổ phiếu, gây thiệt hại hơn 614 tỷ đồng (tính theo đơn giá cổ phiếu lúc mua) và thiệt hại hơn 879 tỷ đồng (tính theo giá trị cổ phiếu hiện tại). Việc Ngân hàng ACB chuyển 1.500 tỷ đồng lòng vòng qua các ngân hàng để mua trái phiếu do các công ty phát hành qua đó mua lại chính cổ phiếu ACB cũng gây thiệt hại cho ngân hàng ACB hơn 74 tỷ đồng. Nếu tính thiệt hại có lợi cho các bị can, thì số tiền Ngân hàng ACB bị thiệt hại là hơn 688 tỷ đồng, trách nhiệm thuộc về bầu Kiên và các thành viên thường trực HĐQT Ngân hàng ACB. Là một "đại gia" trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chỉ riêng vốn điều lệ của Công ty B & B do bầu Kiên, vợ và em gái góp vốn đã lên tới gần 1.500 tỷ đồng nhưng Kiên và đồng phạm vẫn thực hiện hành vi lừa đảo, chiếm đoạt 246 tỷ đồng của Công ty TNHH một thành viên Thép Hòa Phát. Theo kết luận điều tra, với chức năng Chủ tịch HĐQT Công ty ACBI, là người đại diện theo pháp luật, Kiên đã chỉ đạo Trần Ngọc Thanh, Giám đốc Công ty ACBI ký hợp đồng thế chấp 22,497 triệu cổ phần Công ty cổ phần thép Hòa Phát vào Ngân hàng ACB để đảm bảo cho việc Công ty ACBI phát hành trái phiếu trị giá 800 tỷ đồng tại Ngân hàng ACB. Mặc dù chưa được sự đồng ý của Ngân hàng ACB và Công ty ACBS, nhưng khi giao dịch với Tập đoàn Hòa Phát, bầu Kiên không thông báo cho họ biết số cổ phần này đang bị thế chấp tại Ngân hàng ACB mà chỉ đạo Trần Ngọc Thanh, giám đốc và Nguyễn Thị Hải Yến, kế toán trưởng lập khống một số giấy tờ để bầu Kiên ký, thể hiện chủ trương của HĐQT Công ty ACBI bán cổ phần Công ty cổ phần thép Hòa Phát mà Công ty ACBI sở hữu để cung cấp cho Công ty TNHH một thành viên thép Hòa Phát, nhằm tạo lòng tin cho người có trách nhiệm tại Công ty này để họ ký hợp đồng mua cổ phần của Công ty ACBI... Với các hành vi gian dối nêu trên, bầu Kiên đã làm cho Công ty TNHH một thành viên thép Hòa Phát và Tập đoàn Hòa Phát tin tưởng là Công ty ACBI đang quản lý và sở hữu 20 triệu cổ phần Công ty cổ phần thép Hòa Phát nên đã ký hợp đồng, chuyển tiền mua số cổ phiếu này; nhưng sau đó đã không được nhận số cổ phiếu. Hành vi này của "bầu Kiên" là nhằm chiếm đoạt 264 tỷ đồng của Công ty TNHH một thành viên thép Hòa Phát. Với hành vi cố ý làm trái qui định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng của Nguyễn Đức Kiên, quá trình điều tra đã xác định với tư cách là Chủ tịch Hội đồng đầu tư Ngân hàng ACB, bầu Kiên biết rõ qui định của Ngân hàng Nhà nước về trần lãi suất và các qui định kinh doanh chứng khoán. Nhưng vì muốn bảo vệ lợi ích của nhóm cổ đông Ngân hàng ACB, bầu Kiên đã đề xuất, chỉ đạo Thường trực HĐQT Ngân hàng ACB ra chủ trương ủy thác cho nhân viên gửi tiền vào các tổ chức tín dụng; ra chủ trương cấp tín dụng cho Công ty TNHH chứng khoán ACB mua cổ phiếu ngân hàng ACB sai qui định, gây hậu quả nghiêm trọng đến việc thực hiện chính sách tài chính, tiền tệ của Nhà nước, thu lợi bất chính cho nhóm cổ đông Ngân hàng ACB hơn 256 tỷ đồng và trực tiếp gây thiệt hại cho Ngân hàng ACB hơn 1.407 tỷ đồng. Việc Nguyễn Đức Kiên chỉ đạo ủy thác cho 19 nhân viên Ngân hàng ACB gửi tiền vào Ngân hàng Vietinbank đã bị Huỳnh Thị Huyền Như, nguyên Phó Phòng quản lý rủi ro Ngân hàng Vietinbank Chi nhánh TP Hồ Chí Minh chiếm đoạt, gây thiệt hại cho Ngân hàng ACB gần 719 tỷ đồng. Ngoài ra, cơ quan điều tra cũng làm rõ hành vi trốn thuế với số tiền hơn 25 tỷ đồng của Nguyễn Đức Kiên trong "phi vụ" kinh doanh vàng giữa Công ty B & B và Ngân hàng ACB thu lãi được hơn 100 tỷ đồng. Liên quan đến vụ án này, ngoài Nguyễn Đức Kiên và 7 bị can khác đồng phạm đã bị đề nghị truy tố. Cơ quan CSĐT - Bộ Công an còn xác định hành vi liên quan đối với 7 cá nhân và hàng chục tập thể. Đối với một số cá nhân, Cơ quan điều tra đã cân nhắc không xử lý hình sự, hoặc áp dụng xử lý hành chính với một số cá nhân có mức độ sai phạm nhẹ. Nhưng với hành vi liên quan tới 26 ngân hàng nhận tiền gửi với lãi suất vượt trần từ nhân viên của Ngân hàng ACB và 4 công ty do Ngân hàng ACB ủy thác; hành vi tổ chức kinh doanh vàng trạng thái với nước ngoài và kinh doanh vàng vật chất qua tài khoản của Ngân hàng ACB sẽ được điều tra xử lý sau. Cơ quan CSĐT Bộ Công an cũng đã kê biên 3 bất động sản do Nguyễn Đức Kiên và vợ đứng tên sở hữu tại phường 12, quận Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh; phường 12, quận 10, TP Hồ Chí Minh và hơn 2.400m 2 đất tại phường 13, quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh. 8 bị can bị đề nghị truy tố trong vụ án: Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên), nguyên Phó Chủ tịch HĐQT, Phó Chủ tịch Hội đồng sáng lập và Chủ tịch Hội đồng đầu tư Ngân hàng ACB, Chủ tịch HĐQT các Công ty B & B, ACI, ACBI, AFG, Thiên Nam và Chủ tịch HĐTV Công ty ACI-HN; Ông Trần Xuân Giá, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB; ông Lê Vũ Kỳ; ông Phạm Trung Cang; ông Trịnh Kim Quang, đều nguyên là Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB và ông Lý Xuân Hải, nguyên Tổng Giám đốc Ngân hàng ACB cùng Trần Ngọc Thanh, Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư ACB Hà Nội; Nguyễn Thị Hải Yến, Kế toán trưởng Công ty cổ phần Đầu tư ACB Hà Nội.

Kết luận điều tra vụ “bầu Kiên”: Đề nghị truy tố 4 tội danh và kê biên 3 bất động sản “khủng”

Làm giàu với lãi suất siêu hấp dẫn Với những điều kiện thuận lợi, cơ hội sở hữu nguồn vốn tốt đang mở ra cho tất cả khách hàng. Chọn ngân hàng nào để cùng hợp tác trong các kế hoạch tài chính của mình? Nhiều khách hàng đã từng làm giàu thành công từ nguồn vốn ưu đãi các của ngân hàng tiết lộ bí quyết, nên chọn vay ở ngân hàng vừa đảm bảo uy tín vừa có mức lãi suất hấp dẫn. HDBank là một trong số các ngân hàng được nhiều khách hàng lựa chọn vay vốn trong thời gian qua. Đặc biệt, với gói tín dụng 1.000 tỷ đồng lãi suất siêu hấp dẫn dành cho khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh cá thể và doanh nghiệp tư nhân, HDBank đang mang lại cơ hội tiếp cận nguồn vốn rẻ đến khách hàng trên cả nước. Theo đó, khách hàng sẽ được áp dụng lãi suất 0%/năm tháng đầu tiên, cố định 11,86%/năm trong 11 tháng tiếp theo đối với khoản vay từ 500 triệu đồng trở lên; và lãi suất 0%/năm tháng đầu tiên, cố định 12,86%/năm trong 11 tháng tiếp theo đối với khoản vay từ 200 triệu đồng - dưới 500 triệu đồng. Cơ hội vay vốn giá rẻ tại HDBank vẫn đang mở ra cho khách hàng đến hết 31-12-2013. Khách hàng đáp ứng đủ điều kiện của chương trình sẽ được giải ngân nhanh chóng với thủ tục đơn giản, cùng sự phục vụ chuyên nghiệp của đội ngũ chuyên viên quan hệ khách hàng. Có thể nói, đây là giải pháp tài chính tối ưu cho những khách hàng đang có nhu cầu vay vốn mua nhà, xây/ sửa nhà, tiêu dùng và sản xuất kinh doanh. Bởi thực tế hiện nay, nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp và người dân vẫn rất cao. Một bộ phận lớn người dân và doanh nghiệp vẫn trông chờ những gói tín dụng hợp lý nhất để đẩy mạnh sản xuất thời gian nước rút cuối năm cũng như phục vụ nhu cầu tiêu dùng như: mua nhà, xây/ sửa nhà, mua xe… Thời điểm thuận lợi để vay vốn Theo nhiều chuyên gia kinh tế, với sự ổn định của lãi suất cho vay VND cùng những chương trình ưu đãi lớn của các ngân hàng, đây là thời điểm thuận lợi cho những khách hàng đang có nhu cầu vay vốn. Thực tế, nhiều khách hàng sau khi vay vốn với lãi suất ưu đãi tại HDBank đã có những thành công bước đầu. Anh Trần Minh, chủ doanh nghiệp sản xuất bao bì ở Đồng Nai cho hay, công ty anh có kế hoạch sửa lại khu sản xuất và mở rộng mặt hàng nhưng chưa thực hiện được do thiếu vốn, vay ngân hàng thì “ngại” lãi suất cao. Từ khi biết gói tín dụng ưu đãi này của HDBank, anh đã yên tâm thực hiện dự định của mình với nguồn vốn vay 2,5 tỷ đồng. “Công ty chúng tôi sau khi sửa chữa và mở rộng mặt hàng đã kịp xuất khẩu những lô hàng đầu tiên. Với bước đầu thuận lợi này, khả năng thu hồi vốn của công ty là rất cao”, anh Trần Minh hào hứng. Còn cô Lê Thư (quận Tân Bình, TPHCM) lại đánh giá cao khâu giải quyết thủ tục và giải ngân nhanh chóng của HDBank. Từ khi cô đặt vấn đề vay đến khi được giải ngân 1,5 tỉ đồng chưa đến một tuần. Còn tính từ thời điểm thẩm định hồ sơ đến lúc nhận được tiền, chỉ trong một ngày. Với chương trình ưu đãi này của HDBank, khách hàng đã được biết đến một giải pháp tài chính tối ưu, góp phần hoàn thành các kế hoạch cá nhân và sản xuất kinh doanh. Từ đây, ngân hàng và doanh nghiệp, người dân đã được kết nối mạnh mẽ, mang lại những tín hiệu vui cho nền kinh tế. Nhiều chuyên gia kinh tế đánh giá: “Đây là thời điểm tốt để vay vốn ngân hàng” P.Tú

Cơ hội vay vốn lãi suất 0%

Share on Google Plus

About Unknown

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Post a Comment