Công bố sẽ tiến hành mua ngay nợ xấu khi đi vào hoạt động, song một tuần trôi qua chưa một khoản nợ nào được Công ty Quản lý tài sản (VAMC) mua lại từ các ngân hàng.
Ngân hàng đua "ém" nợ xấu? Trong tâm thế phấn chấn, tại buổi lễ khai trương Tổng giám đốc VAMC ông Nguyễn Hữu Thủy kỳ vọng, VAMC sẽ không phải "ép" nhà băng nào bán nợ cho VAMC mà các tổ chức tín dụng sẽ tự nguyện bán lại nợ cho VAMC. &Quot;Việc bán lại nợ xấu cho VAMC sẽ giúp các nhà băng nhẹ gánh, phục vụ doanh nghiệp tốt hơn. Thậm chí không nhất thiết tổ chức tín dụng có nợ xấu trên 3% mới bán cho VAMC mà ngay cả tổ chức tín dụng nào có nhu cầu cũng có thể thương lượng và bán lại cho VAMC" – ông Thủy nói.
Nói như vậy có nghĩa lãnh đạo VAMC đã "mở lối" cho hầu hết các tổ chức tín dụng mạnh dạn bán nợ xấu cho công ty này. Vậy nhưng tới nay ngoại trừ ACB đã "đánh tiếng" muốn bán lại 1.500 tỷ đồng nợ xấu cho VAMC trong tổng số hơn 3.000 tỷ đồng nợ hiện có của ngân hàng này, thì gần như các tổ chức tín dụng đều đang "né" công bố nợ xấu. Trong bản báo cáo tài chính quý II/2013 đã công bố của một số ngân hàng, bên cạnh những số liệu đẹp về lợi nhuận, một số liệu quan trọng luôn được "soi" là nợ xấu thì không một nhà băng nào có tỷ lệ nợ xấu trên mức 3% tổng dư nợ. Cụ thể như trường hợp của ngân hàng Quân đội, tổng tài sản tăng 15%, huy động vốn tăng 18%, nợ xấu ở mức 2,5% và dư nợ cho vay tăng 20%. Số liệu công bố của Sacombank cũng rất đáng lưu ý khi lợi nhuận nhà băng này 6 tháng đầu năm đạt gần 1.500 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, huy động vốn bằng VNĐ tăng hơn 17%; dư nợ cho vay tăng 12,9% so với đầu năm và tỷ lệ nợ xấu chỉ chiếm 2,46% Phong cảnh thiên nhiên đẹp tổng dư nợ. Trong số những ngân hàng đã công bố doanh số 6 tháng đầu năm Vietcombank có thể coi là một hiện tượng khi trong vòng 3 tháng nhà băng này đã hóa giải được số nợ xấu từ 3,22% trong quý I/2013 xuống còn 2,7% tổng dư nợ - nằm trong ngưỡng an toàn và không phải bán nợ cho VAMC. Những số liệu tỷ lệ nợ xấu "đẹp như mơ" vừa được các ngân hàng công bố khiến dấy lên không ít hoài nghi, rằng đang có cuộc chạy đua công bố nợ xấu thấp nhằm che giấu nợ để không phải công khai bán lại cho VAMC? Dẫn số liệu của Ngân hàng Nhà nước, một phân tích của Công ty CP Chứng khoán Bản Việt (VCSC) cho thấy điều hoàn toàn ngược lại. Tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống tài chính không những giảm mà đang có chiều Những câu nói bất hủ Doremon chế hướng gia tăng, tính đến cuối tháng 4/2013 tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống là 4,76%. Tới hết tháng 5/2013 có khoảng 30/124 tổ chức tín dụng có tỷ lệ nợ xấu vượt trên 3% tổng dư nợ, và chắc chắn VAMC đã nắm được danh sách số nhà băng này. Trao đổi với Infonet, lãnh đạo một Ngân hàng thương mại cổ phần thừa nhận, đúng là có chuyện ngân hàng "cân nhắc thận trọng khi bán nợ cho VAMC". Theo ông, nếu bán nợ cho VAMC bảng cân đối tài sản sẽ "sạch sẽ" trong một thời gian, nhưng hình ảnh trong mắt khách hàng khi bị "hoen mờ" nếu ngân hàng thuộc danh sách buộc phải bán nợ cho VAMC. Ngay như chính lãnh đạo ACB – NH tự nguyện bán nợ xấu VAMC cũng thừa nhận, hiệu quả xử lý nợ xấu với ACB không cao lắm, nhưng bán nợ cho VAMC thì áp lực xử lý nợ xấu của ACB sẽ giảm hơn. &Quot;Không xử lý nợ xấu ACB vừa phải gánh chi phí trả lãi cho người gửi tiền, vừa phải trích lập dự phòng rủi ro. Nên trong trường hợp này bán lại nợ xấu vẫn là một giải pháp ... Đỡ xấu hơn" – ông Đỗ Minh Toàn – Tổng giám đốc ACB nói. Quy định quá chặt, VAMC sẽ thiếu hàng Dưới góc nhìn của chuyên gia tài chính TS. Nguyễn Trí Hiếu – cố vấn cao cấp của Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương (OceanBank) thì "điểm nghẽn" đầu tiên nằm chính ở khái niệm "trái phiếu đặc biệt" mà VAMC trả cho các ngân hàng thương mại khi mua nợ xấu. Tỷ Hướng dẫn làm chuyện ấy lệ chiết khấu chưa rõ ràng, trong khi một số quy chế để bán nợ cho VAMC lại khá ngặt nghèo, như tổ chức tín dụng có nợ xấu 3% tổng dư nợ và khoản nợ phải được bảo đảm bằng 60% giá trị tài sản bất động sản... Khiến các ngân hàng ngần ngại bán nợ cho VAMC. Thêm vào đó, không phải ngân hàng thương mại cứ bán nợ cho VAMC là khoản nợ đó được xóa hoàn toàn. Sau 5 năm nếu không xử lý được hết nợ xấu thì ngân hàng thương mại phải lấy lại món nợ đó và "ôm" số nợ này. Như thế, rủi ro chính vẫn là các ngân hàng thương mại vì họ bán nợ đi, không biết được chiết khấu và hưởng được bao nhiêu trong khi vẫn phải trích lập dự phòng rủi ro 20% cho các khoản nợ để giảm trừ giá trị trái phiếu. &Quot;VAMC rất khôn, với những khoản nợ mua trên giá trị sổ sách trong 5 năm thì các ngân hàng thương mại vẫn phải là người xử lý nợ xấu" – TS. Hiếu bình luận. Vậy nên, để tránh "lạy ông tôi ở bụi này", các ngân hàng thà "ém" nợ xấu xuống dưới tỷ lệ 3% để không phải bị "bêu danh" vào danh sách của VAMC vì đằng nào sau 5 năm nếu không xử lý hết họ vẫn phải "ôm" lại những món nợ này. &Quot;Rõ ràng với những quy định quá chặt có phần "lợi" cho VAMC như hiện nay thì phần rủi ro bán nợ vẫn thuộc về phía ngân hàng thương mại. VAMC phải nới những điều khoản này, nhất là quy định món nợ phải được đảm bảo bằng 60% giá trị tài sản bất động sản thì ngân hàng thương mại mới mạnh dạn bán nợ cho VAMC" – TS. Hiếu nói. Trúc Lam |
0 nhận xét:
Post a Comment